Trang chủKiến thứcĐiện - Điện tửThiết bị hỗ trợ chẩn đoán và sữa chữa khi bắt đầu...

Thiết bị hỗ trợ chẩn đoán và sữa chữa khi bắt đầu lĩnh vực ô tô

Sửa chữa vào bảo dưỡng ô tô đời mới đòi hỏi phải kết hợp nhiều công cụ hỗ trợ chuyên dụng khác nhau. Và trong một gara sửa chữa ô tô chuyên nghiệp không thể thiếu được các thiết bị chẩn đoán và các công cụ hỗ trợ sửa chữa chuyên dụng.

Thiết bị chẩn đoán là công cụ để kiểm tra được tổng quan các lỗi, hiệu suất hoạt động, khả năng làm việc, so sánh đối chiếu, xóa mã lỗi, cài đặt, reset… trên nhiều hệ thống khác nhau của ô tô. Để có thể đưa ra các nhận định, cách khắc phục chính xác nhất trong sửa chữa.

Các công cụ hỗ trợ sửa chữa chuyên dụng giúp cho quá trình sửa chữa ô tô diễn ra nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn, thực hiện các thao tác chuẩn mực hơn, để có thể hoàn thành công việc sửa chữa một cách tốt nhất.

Đến với bài viết này, các bạn sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu những công cụ chẩn đoán và hỗ trợ sửa chữa chuyên dụng khi sửa chữa động cơ ô tô, mà bất kỳ một gara chuyên nghiệp nào hiện nay cũng cần phải có và phải sử dụng liên tục. Chúng ta cùng bắt đầu!

1. THIẾT BỊ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ

1.1. Đồng hồ đo Áp suất buồng đốt

Hoạt động của động cơ phụ thuộc vào độ nén của hỗn hợp hòa khí trong các xi lanh. Nếu như buồng đốt có dấu hiệu bị rò rỉ, hỗn hợp sẽ thất thoát ra trong khi quá trình nén, dẫn đến mất hiệu suất nén, tỉ lệ nén không đạt yêu cầu, làm cho quá trình sinh công bị giảm lớn, lãng phí nhiên liệu và có thể gây tổn hại đến động cơ.

Đồng hồ đo áp suất buồng đốt ntpsang
Đồng hồ đo áp suất buồng đốt là một trong những tool cần chuẩn bị khi bắt đầu vào nghề

Vì vậy mà thiết bị đo áp suất nén ra đời để nhằm mục đích hỗ trợ các kỹ thuật viên có thể kiểm tra nhanh tỉ lệ nén bên trong xilanh và so sánh với số liệu chuẩn xem động cơ có bị “mất nén” hay không. Và nhờ đây mà các kỹ thuật viên cũng có thể chẩn đoán được các nguyên nhân gây ra hiện tượng trên, để đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.

Với cấu tạo đơn giản, loại đồng hồ đo áp suất buồng đốt cũng có cách sử dụng khá dễ dàng khi chỉ cần kết nối 1 đầu với lỗ của bugi (làm kín) và đầu còn lại là đồng hồ hiện thị áp suất, lúc này chỉ việc khởi động động cơ là có thể kiểm tra ngay.

Dựa vào tỉ số nén này, các kỹ thuật viên có kinh nghiệm có thể xác định được độ mòn, mức độ hư hỏng của các chi tiết bên trong động cơ và tư vấn cho khách hàng để sửa chữa chúng.

1.2. ĐỒNG HỒ ĐO ÁP SUẤT NHỚT

Dầu nhớt động cơ ô tô hoạt động cần phải có một áp suất nhất định, để nhớt có thể di chuyển đủ và liên tục vào các chi tiết được bôi trơn. Việc áp suất dầu nhớt quá cao hoặc quá thấp sẽ làm ảnh hưởng lớn đến quá trình bôi trơn của nhớt, ảnh hưởng trực tiếp đến các chi tiết ma sát và làm giảm tuổi thọ của động cơ.

Đồng hồ đo áp suất nhớt
Đồng hồ đo áp suất nhớt là dụng cụ cân nhắc tiếp theo

Việc áp suất nhớt bị sai lệch là báo hiệu của động cơ đang bị hư hỏng và cần khắc phục ngay. Và để biết được sớm tình trạng này thì phải cần đến bộ đồng hồ đo áp suất nhớt.

Nguyên lý làm việc của đồng hồ đo áp suất nhớt cũng khá giống với đồng hồ đo áp suất buồng đốt, cũng có một đầu có ren nối vào phần đo áp lực nhớt, đầu còn lại là đồng hồ đo hiển thị thông số.

1.3 BỘ KIỂM TRA ÁP SUẤT HỆ THỐNG LÀM MÁT

Theo nguyên lý làm việc, thì nhiệt độ tăng dẫn đến áp suất tăng (khi động cơ hoạt động), và áp suất nước làm mát giảm đồng nghĩa với việc nhiệt độ giảm (khi động cơ nghỉ ngơi). Nếu áp suất nước làm mát động cơ không hoạt động đúng theo nguyên tắc trên, thì rất có thể hệ thống đã bị rò rỉ.

Bộ kiểm tra áp suất hệ thống làm mát ra đời với mục đích để đo áp suất két nước làm mát, đồng thời phát hiện các rò rỉ bên trong bộ tản nhiệt và trên các hệ thống đường ống một cách nhanh chóng, để đưa ra biện pháp khắc phục.

1.4 KÌM THÁO LẮP BẠC

Cấu tạo của động cơ có rất nhiều các chi tiết bạc lót, thường rất khó để tháo hoặc lắp chúng vì bạc lót cần sự cố định cao. Vì vậy mà khi tháo lắp, các kỹ thuật viên cần phải sử dụng đến các dụng cụ kìm tháo lắp bạc chuyên dụng, giúp cho việc thực hiện trở nên nhanh chóng hơn, chính xác hơn và tránh xây xước các miếng bạc.

Kìm gỡ bạc pít tông
Kìm tháo bạc piston là công cụ không thể thiếu cho công việc đại tu động cơ

Kìm tháo lắp bạc có nguyên lý hoạt động gần giống với kìm thường, một số cấu tạo khác chuyên dụng để có thể tháo lắp bạc lót một cách dễ dàng hơn. Ở phần miệng kìm đa năng, có bộ điều chỉnh tăng giảm độ lớn của miệng để phù hợp với nhiều loại bạc khác nhau.

1.5 Tuýp bugi

Là công cụ chuyên dụng để tháo lắp bugi động cơ, giúp thao tác bugi của bạn trở nên dễ dàng hơn. bởi bugi là chi tiết cần phải được mở một các nhẹ nhàng nhằm tránh vỡ hay cháy ren, đặc biệt là các bugi có vị trí khó.

2. CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN

Chúng ta vừa tìm hiểu phía trên là những công cụ hỗ trợ đo kiểm và tháo lắp cơ khí, của một số chi tiết trên động cơ ô tô. Đến với phần 2 này, các bạn sẽ tìm hiểu tiếp các thiết bị điện hỗ trợ sửa chữa động cơ ô tô, chúng ta bắt đầu ngay bây giờ!

2.1 NGUỒN ĐIỆN DỰ PHÒNG

Nguồn điện dự phòng hay bình kích điện ô tô, thường được sử dụng khi xe ô tô bị hết bình, không nổ được máy. Bình kích điện sẽ đóng vai trò như ắc quy trên xe giúp cung cấp nguồn điện để xe khởi động, khi chúng ta đấu 2 đầu cực của chóng vào 2 đầu cực của ắc quy trên xe.

Ngoài ra, với những trường hợp cứu hộ khẩn cấp khi xe chết máy ở đường, nếu nguyên nhân là do đề không được, thì các bạn cũng cần phải mang theo nguồn điện dự phòng này để đến kiểm tra cho khách hàng.

2.2 ĐÈN ĐO ĐIỆN

Đèn đo điện, một loại dụng cụ tự chế để kiểm tra hệ thống điện vô cùng đơn giản và thông minh của các kỹ thuật viên ô tô. Đèn đo điện được ứng dụng hiệu quả trong việc kiểm tra (-) và (+), thử các tiếp điểm mass, thủ xung IGT và nhiều cơ cấu chấp hành khác…

Cách làm đèn đo điện tự chế khá đơn giản: Chọn đèn led (loại nhỏ) có 2 màu xanh và đỏ (để nhận biết (-) và (+), 2 con trở 1 kilo ôm, mỗi con trở hàn với 1 đèn led, sau đó mắc chúng vào mạch sao cho 2 con led cùng chiều nhau. Hai đầu ra nối vào 2 kẹp (kẹp màu xanh và kẹp màu đỏ). Kẹp xanh thì vào âm acquy, còn kẹp đỏ thì vào đầu dương acquy. Đầu que thử nối vào khoảng giữa hai đèn led.

Tuy nhiên, khi sửa chữa ô tô đời mới ngày nay rất ít người sử dụng loại này nữa, mà sử dụng đồng hồ đo điện, sẽ mang tính hiệu quả cao, chính xác, chi tiết và an toàn (các bạn sẽ tìm hiểu ngay ở mục 2.4 dưới đây).

2.3 DỤNG CỤ SỬA CHỮA GIẮC ĐIỆN

Các giắc điện trên ô tô thường gây ra rất nhiều phiền toái cho KTV sửa chữa, bởi chúng càng ngày càng phức tạp và khi kiểm tra rất dễ bị đứt. Vì vậy mà khi kiểm tra và tháo lắp giắc điện phải cần đến công cụ chuyên dụng sửa chữa giắc điện – tháo lắp giắc điện.

Là loại dụng cụ hỗ trợ tháo lắp giắc điện trên ô tô một cách nhanh chóng, thuật tiện, và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chuyên dụng, không làm hư hỏng các chi tiết điện… một bộ dụng cụ không thể thiếu trong các gara chuyên sửa chữa điện ô tô.

2.4 ĐỒNG ĐO ĐIỆN

Đồng hồ đo điện hay còn gọi là đồng hồ vạn năng (đồng hồ VOM), là một thiết bị đo điện hiệu quả của các kỹ thuật viên sửa chữa điện ô tô. Đồng hồ đo điện thường có 4 chức năng chính: Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.

Đồng hồ đo điện VOM ntpsang
Đồng hồ đo điện – VOM – bảo bối không thể thiếu khi sửa chữa điện

Đồng hồ VOM giúp đo, kiểm tra nhanh trên nhiều loại linh kiện khác nhau với độ chính xác cao, cho phép KTV thấy được sự phóng nạp của tụ điện.

Các sử dụng đồng hồ đo điện không hề đơn giản như chúng ta nghĩ, bởi nếu có thể sử dụng chúng một các linh hoạt, chúng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các kỹ thuật viên trong việc chẩn đoán và sửa chữa nhanh các thiết bị điện – điên tử.

3. THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN ĐỘNG CƠ

Ở phần 3 này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thiết bị chẩn đoán động cơ – cơ bản nhất, có thể phân tích các thông sô trên động cơ trên ô tô một cách chi tiết và chính xác thông qua các thông tin cụ thể:

3.1 Thiết bị & máy đọc lỗi

Thiết bị đọc lỗi động cơ
Thiết bị đọc lỗi giúp đơn giản công việc chẩn đoán điện điều khiển động cơ

Chúng ta phân biệt giữa thiết bị đọc lỗi và máy đọc lỗi ô tô qua các đặc điểm:

  • Máy đọc lỗi ô tô là dụng cụ chẩn đoán trực tiếp lỗi trên ô tô thông qua màn hình hiển thị của máy có dây kết nối với cổng chẩn đoán OBD trên xe ô tô.
  • Thiết bị độc lỗi ô tô là dụng cụ chẩn đoán bao gồm máy tính, cục adapter và dây kết nối với cổng chẩn đoán OBD trên xe ô tô.

Cả 2 đều là những dụng cụ chẩn đoán ô tô có thể đọc và xóa mã lỗi, cũng như xem các thông số, dữ liệu, kích hoạt kiểm tra các chi tiết trên xe thông qua màn hình hiển thị hoặc laptop.

Giắc chẩn đoán obd 1 trên xe đời cũ
Giắc chuyển cổng chẩn đoán OBD 1 thành OBD2 cho các dòng xe đời cũ

3.2 Thiết bị phân tích dữ liệu động cơ

Là dòng thiết bị chuyên dụng về phân tích dữ liệu động cơ, có thể xem tất cả các thông tin trên động cơ ô tô, đồng thời có thể đọc và xóa mã lỗi, cũng như reset đèn bảo dưỡng thông qua thiết bị này. Thiết bị phân tích dữ liệu động cơ có giá thành khá rẻ chỉ từ và trăm ngàn đồng là bạn đã có thể sở hữu được chúng.

3.3 Bộ đo áp suất bơm xăng

Bơm xăng được sử dụng để hút xăng từ bình nhiên liệu đồng thời tạo áp suất lớn rồi đẩy lên kim phun. Áp suất của bơm xăng khi bơm giao động từ 30-85Psi là ở mức ổn định. Nếu như áp suất bơm xăng thấp có thể làm cho động cơ rung giật hoặc chết máy; áp suất bơm xăng quá cao sẽ làm cho xăng cháy không hết dẫn đến tiêu hao nhiên liệu quá nhiều, ảnh hưởng đến các chi tiết liên quan.

Là loại thiết bị có chức năng chẩn đoán lỗi và chất lượng của công suất trên bơm xăng, lọc xăng và các van điều áp xăng. Ngoài ra, thiết bị đo áp suất bơm xăng còn giúp kiểm tra và khảo sát các áp suất tĩnh – động theo tiêu chuẩn của hệ thống nhiên liệu xăng trên động cơ ô tô; kiểm tra độ kín của kim phun, đường ống dẫn hay van 1 chiều.

3.4 Thiết bị vệ sinh kim phun

Là loại chuyên dụng để vệ sinh và đánh bay các chất cặn bã, chất bám bẩn trên kim phun của động cơ, giúp động cơ hoạt động ổn định. Ngăn ngừa các hiện tượng “đái” nhiên liệu, gây mất công suất, hoặc các nguyên nhân gây hiện tượng khó nổ, hao tổn nhiên liệu lớn.

Thiết bị vệ sinh kim phun thường có 2 loại: Loại xúc trực tiếp (không phải tháo kim phun) có cấu tạo khá đơn giản, chỉ bao gồm bộ ống dẫn, bộ điều áp và bình dung dịch vệ sinh kim phun; và loại được thiết bị xúc rửa tháo rời kim phun. Là những loại dụng cụ thường thấy trong các gara chuyên bảo dưỡng và sửa chữa động cơ ô tô.

3.5 Thiết bị kiểm tra kim phun

Là thiết bị chuyên dụng để các KTV chẩn đoán các vấn đề như tắc, rò rỉ hoặc cháy đầu trên kim phun. Khi bạn chọn các chế độ xung khác nhau, thiết bị sẽ gửi tín hiệu này đến đầu kim phun, kết hợp với đèn chỉ thị để có thể quan sát hoạt động của kim phun và đưa ra các đánh giá.

Trên là toàn bộ những kiến thức ở bài viết các thiết bị và chẩn đoán chuyên dụng trên động cơ ô tô dành cho các kỹ thuật viên. Chúc các bạn có thật nhiều kiến thức bổ ích và đừng quên đọc thêm nhiều bài học chi tiết khác mà chúng tôi biên soạn ngay ở dưới đây

Nguyễn Triệu Phước Sang
Nguyễn Triệu Phước Sanghttps://nguyentrieuphuocsang.com
Xin chào các bạn, Mình là Sang, từng học và tốt nghiệp theo ngành lĩnh vực ô tô, và hiện tại trong blog này không có gì cao siêu để chia sẻ. Ntpsang.com là nơi mình ghi chép lại những gì đã trải nghiệm của mình

tôi trên mạng xã hội

0FansLike
0FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

Bài nổi bật cùng chủ đề

Hệ thống làm mát & chẩn đoán cơ bản

1. Giới thiệu về hệ thống làm mát Khi động cơ ô tô hoạt động sẽ sản sinh ra một lượng nhiệt vô cùng lớn,...

Bài viết cùng chủ đề