Trang chủKiến thứcSinh viên ô tô tốt nghiệp ra trường làm gì?

Sinh viên ô tô tốt nghiệp ra trường làm gì?

Sinh viên ô tô học xong ra trường làm gì? Là câu hỏi được các sinh viên theo đuổi ngành kỹ thuật ô tô đặt ra nhiều nhất. Và ngay cả những bậc phụ huynh, cũng như các bạn học sinh đang có ý định theo đuổi ngành công nghiệp ô tô này cũng có chung một vấn đề.

Và để giải đáp những thắc mắc trên, với bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra đầy đủ các thông tin về “sinh viên ô tô sau khi tốt nghiệp sẽ làm gì” một cách chi tiết nhất ngay dưới đây. Chúng ta cùng bắt đầu:

I. Tại sao công việc trong lĩnh vực ô tô luôn đủ để đáp ứng công việc của bạn?

Bạn đang lo lắng về lượng công việc sẽ thiếu sau khi ra trường? Bạn sợ phải cạnh tranh quá cao thì mới có được công việc và một mức lương ổn định? Tất cả những lo lắng trên của bạn sẽ không bao giờ trở thành hiện thực, khi mà ở Việt Nam, ngành công nghệ ô tô mới chỉ là bắt đầu.

Hiện tại, tỉ lệ sở hữu xe ô tô của người Việt đang ở mức thấp, với chỉ 16 xe/ 1000 người. Trong khi đó các nước trong khu vực ĐNA như: Malaysia đang sở hữu 341 xe/ 1000 người, Thái Lan đang sở hữu 196 xe/ 1000 người, hay Indonesia là 55 xe/ 1000 người.

Điều này cho thấy, trong các năm tiếp theo, thị trường xe ô tô bán ra tại Việt Nam sẽ tăng đạt các ngưỡng kỷ lục mới, khi mà đời sống kinh tế đang dần tăng cao.

Ở một chiều hướng khác, có thể bạn đã biết! Xe mới được bảo hành nhưng sẽ giới hạn về thời gian. Dù có nhiều cải tiến về độ bền của vật liệu, nhưng sau khoảng 5 năm kể từ khi sản xuất, ô tô sẽ bắt đầu hư hỏng nhiều, và đây sẽ là cơ hội dành cho các gara tư nhân, tuy vậy cũng kéo theo trình độ sửa chữa của các kỹ thuật viên phải tăng lên.

II. Tại sao học ở trường là chưa đủ?

Những kiến thức học tại giảng đường chưa bao giờ là đủ đối với các bạn muốn sửa chữa ô tô chuyên nghiệp. Bởi đa số các kiến thức tại trường thường mang tính hàn lâm và không có tính ứng dụng cao, nó chỉ một phần nào đó đáp ứng về nền tảng cho quá trình học hỏi sau này.

Vì vậy khi ra trường, các bạn cần phả nâng cấp bản thân mình nhiều hơn, trong đó bao gồm các kỹ năng như

  • Kỹ năng mềm trong xin việc, giao tiếp để có thể tìm cho mình một gara tốt, một người thầy có tâm.
  • Khả năng sửa chữa thực tế, thực chiến: Bảo dưỡng, sửa chữa, sử dụng các công cụ hỗ trợ sửa chữa, tài liệu hướng dẫn sửa chữa ô tô.
  • Khả năng sử dụng tiếng anh chuyên ngành ô tô để tự nghiên cứu các tài liệu, các công nghệ hỗ trợ sửa chữa ô tô của nước ngoài.
  • Sự chăm chỉ, đào sâu, không ngừng học hỏi và chịu khó để có thể được “đụng chạm”, sửa chữa nhiều pan bệnh khó hơn.

Việc nâng cấp bản thân trong quá trình làm việc của một sinh viên ô tô mới tốt nghiệp sẽ cho bạn một công việc ổn định, một mức lương mơ ước và từ đó có thể tiến đến những nấc thang cao hơn trong sự nghiệp (có thể là một ông chủ garage ô tô sau này).

III. Những Địa điểm bạn có thể làm việc khi ra trường

Khi đã xác định và tin tưởng vào một tương lai rộng mở phía trước, giờ là lúc các bạn hãy xác định cho mình một điểm đến, để bạn có thể trải nghiệm công việc sửa chữa ô tô thực thụ. Các bạn có thể lựa chọn 2 địa điểm chính đó là: Đại lý xe và gara sửa chữa ô tô tư nhân.

1. Làm việc tại đại lý xe ô tô

Khi làm việc tại hãng, phần nhiều các bạn làm là bảo dưỡng hoặc sửa chữa những bệnh nhỏ và dễ xử lý do xe đa phần vào hãng là xe mới. Tuy nhiên, khi làm việc tại hãng các bạn sẽ được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, đầy đủ tư trang, giờ giấc cụ thể và một mức lương tốt.

Tại đây, các bạn cũng sẽ được đào tạo bởi các lớp tập huấn, do chính hãng xe giảng dạy chuyên sâu theo từng đợt cho bạn trong quá trình làm việc để nâng cao tay nghề. Và khi các bạn muốn làm việc trong một môi trường sửa chữa ô tô chuyên nghiệp, thì việc lựa chọn hãng – đại lý xe là điểm đến thích hợp.

2. Làm việc tại gara sửa chữa ô tô tư nhân

Đa phần, nếu các bạn muốn đi nhanh, được sửa chữa nhiều hơn, “đụng” nhiều ca bệnh khó hơn như: Sửa chữa khung, gầm, máy, điện, đại tu…thì tại gara sửa chữa ô tô tư nhân là một môi trường lý tưởng (theo nhận xét của đại đa số các KTV sửa chữa ô tô ngày nay).

Tuy vậy, khi làm ở gara sửa chữa ô tô tư nhân (trừ những gara sửa chữa ô tô có đầu tư và cơ sở vật chất lớn như hãng) thì đại đa số các gara này sẽ có giờ giấc linh động, các bạn có thể phải tăng ca, sẽ có thể làm nhiều công việc sửa chữa ô tô cùng một lúc để có thể hoàn thành công việc tại garage trong ngày.

Không giống như tại hãng, các bạn chỉ làm riêng cho 1 dòng xe, thì tại gara ô tô tư nhân, các bạn sẽ được tiếp cận với nhiều dòng xe hơn, nhiều bệnh hơn, có thể ứng phó linh hoạt khi xe đưa vào gara sửa chữa.

Nhìn chung: Làm sửa chữa ô tô ở gara tư nhân hay ở đại lý ô tô đều có cái hay riêng, nhưng nếu các bạn kết hợp được giữa sự chuyên nghiệp – quy trình – hệ thống của hãng với việc đụng nhiều xe – xử lý nhiều bệnh khó – sự linh hoạt tại garage thì đó là một điều thực sự tuyệt vời.

Các bạn đều có thể lựa chọn 2 môi trường sửa chữa tại gara hay hãng và đưa ra cho mình những quyết định tốt nhất, đúng với sở thích và định hướng của mình trong tương lai.

IV. Cơ hội việc làm trong ngành ô tô

Bạn thực sự hiều ngành ô tô này như thế nào? Bạn muốn trở thành kỹ thuật viên sửa chữa và dành trọn cuộc đời cho nó? Hay Bạn muốn mình được giao tiếp làm quen với nhiều khách hàng qua các dịch vụ khác liên quan đến ô tô?

Trong bài viết này, Mình – Nguyễn Triệu Phước Sang sẽ trình bày những trải nghiệm của bạn thân trong lĩnh vực ô tô và nhìn nhận.

1. Kỹ thuật viên sữa chữa chung và các vị trí

1.1 Kỹ thuật viên

Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô là người có khả năng đánh giá, kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa hay thay thế các phụ tùng – chi tiết trên xe một cách hoàn chỉnh. Các kỹ năng này dựa trên sự hiểu biết đúng đắn về các công nghệ tự động trên ô tô, các kinh nghiệm xử lý pan bệnh, và đồng thời được đào tạo hoặc tự nghiên cứu liên tục về các công nghệ mới trên ô tô.

Một kỹ thuật viên sửa chữa ô tô giỏi không chỉ nằm ở khả năng sửa chữa cơ khí như trước nữa, bởi với việc nền công nghệ ô tô phát triển như ngày nay thì hiểu biết về và sửa chữa về cơ khí không thôi là chưa đủ.
Các kỹ thuật viên sửa chữa ô tô chuyên nghiệp, ngoài khả năng sửa chữa cơ khí thì cần phải nắm bắt được các kiến thức về điện tử, thủy lực, khí nén… để có thể sửa được tất cả các bệnh phát sinh trên xe ô tô.

Ngoài ra, các bạn còn phải nâng cấp các kỹ năng về tư vấn khách hàng, thuyết phục khách hàng sửa chữa và khả năng hoạch toán chi phí sửa chữa tổng thể cho chiếc xe của khách hàng nếu cần thiết.

Và cuối cùng là khả năng kiểm tra xe trước khi chuyển giao cho khách hàng sau khi sửa chữa, đảm bảo mọi quy trình và các bước sửa chữa của bạn đều đúng, để hoàn thành dịch vụ sửa chưa ô tô của bạn một cách hoàn hảo nhất.

1.2 Trưởng nhóm kỹ thuật viên

Trưởng nhóm kỹ thuật viên là người có kinh nghiệm lâu năm và có khả năng xử lý và nắm bắt tất cả các công việc của một kỹ thuật viên thường xử lý tại xưởng hoặc garage.

Trưởng nhóm có nhiệm vụ phân công công việc cho các nhóm khác trong gara đúng với năng lực và kinh nghiệm mà các kỹ thuật viên đó có, để chắc chắn rằng, công việc mà mình giao đến các nhóm được thực hiện tốt và hoàn thành một cách chính xác.

Với mức độ yêu cầu cao, từ kỹ năng cứng về kỹ thuật sửa chữa, cho đến các kỹ năng mềm về việc sắp xếp và xử lý công việc cho nhóm, thì trưởng nhóm sẽ có mức lương cao hơn và cũng là một tiêu cực tốt cho mỗi kỹ thuật viên sau này.

1.3 Kỹ thuật viên bảo dưỡng nhanh

Là kỹ thuật viên được đào tạo để sử dụng các dụng cụ cơ bản trong bảo dưỡng ô tô, công việc thường xuyên của kỹ thuật viên bảo dưỡng nhanh là: Kiểm tra, thay dầu nhớt, lọc nhớt, các dung dịch rò rỉ hay xiết chặt các chi tiết trên xe.

Công việc này thường dành cho các bạn học nghề, mới tốt nghiệp tại các trường lớp trung cấp đến đại học chính quy, hoặc người mới bắt đầu vào nghề mà chưa biết gì.

2. Quản Đốc xưởng ô tô

Quản đốc là một loại công việc bao quát đối với các hệ thống garage tại Việt Nam. Người quản đốc là một trong những nhân vật chủ chốt giúp cho garage ổn định và phát triển bền vững. Một quản đốc ô tô sẽ có những công việc như sau:

  • Sắp xếp công việc để vận hành các nhóm trong gara.
  • Quản lý các khâu cuối cùng về dịch vụ sửa chữa, kho.
  • Đưa ra chiến lược tìm kiếm và chăm sóc khách hàng.
  • Đưa ra nhận định để cùng làm chiến lược phát triển garage trong từng giai đoạn.
  • Đảm bảo các công việc trong gara hoạt động trôi chảy và ổn định.

3. Cố vấn dịch vụ

Cố vấn dịch vụ ô tô là công việc cần nhiều kỹ năng. Ngoài khả việc hiểu biết về kỹ thuật, thì người cố vấn dịch vụ ô tô còn phải có các khả năng về giao tiếp tốt, đàm phán tốt để đem lại nguồn doanh thu cho hãng hoặc garage.

Mô tả công việc cố vấn dịch vụ dưới đây sẽ giúp các bạn có được một cái nhìn tổng quan về chúng:

  • Nhận điện thoại, đặt lịch hẹn với khách hàng sửa chữa ô tô.
  • Lắng nghe và ghi nhận các yêu cầu của khách hàng về vấn đề mà xe của họ gặp phải.
  • Chuyển giao công việc cho các KTV để chẩn đoán.
  • Lên danh sách các công việc sửa chữa, phụ tùng và giờ công… làm báo giá, giải thích và thuyết phục khách hàng.
  • Giao xe xuống xưởng để sửa chữa.
  • Kiểm tra chất lượng đầu ra của xe và giao xe cho khách hàng.

Ngoài ra, nhan viên cố vấn dịch vụ còn phải biết các giải pháp để chăm sóc và phát triển khách hàng cho gara hoặc hãng để tăng doanh số, cũng như tăng thu nhập cho chính mình.

Tìm hiểu thêm về cố vấn dịch vụ:

4. Giám đốc dịch vụ

Là chức vụ chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của toàn bộ dịch vụ tại gara hoặc hãng. Thông thường, các khiếu nại và các mối quan tâm khác của khách hàng sẽ được giám đốc dịch vụ xử lý.

Vì vậy, một giám đốc dịch vụ phải có kỹ năng tốt về mặt ứng xử, cùng với đó là các kỹ năng tổ chức và nền tảng về ô tô vững chắc. Trong một đại lý, giám đốc dịch vụ đảm bảo các chính sách về bảo hành, quy trình dịch vụ và quan hệ khách hàng.

Và giám đốc dịch vụ cũng chịu trách nhiệm sắp xếp để đào tạo nâng cao trình độ cho các kỹ thuật viên và thông báo cho tất cả nhân viên những thông tin cần thiết để làm việc cùng nhau.

5. Bộ phận phụ tùng ô tô

Là công việc bán phụ tùng ô tô sửa chữa ô tô, cũng như chuyên giao phụ tùng cho các bộ phận sửa chữa ô tô trong hãng. Bộ phận phụ tùng cần phải có các kỹ năng chốt sale, thân thiện, chuyên nghiệp và hiệu quả khi làm việc với khách hàng từ gặp trực tiếp cho đến tiếp nhận trên điện thoại.

Tùy thuộc vào các cửa hàng phụ tùng hoặc bộ phận bộ phận bán hàng mà bộ phận phụ tùng cần phải đưa ra các hoạch toán về các loại phụ tùng, nên nhập nhiều hay ít, khả năng duy trì mức phụ tùng tồn kho và thông báo cho các bộ phận chăm sóc khách hàng và kỹ thuật viên.

Trách nhiệm của bộ phận bán hàng bao gồm: chuẩn bị đơn đặt hàng, lên lịch giao hàng, hỗ trợ nhận và lưu trữ các bộ phận và vật tư, và duy trì liên lạc với các nhà cung cấp. Sự hiểu biết về các thuật ngữ chuyên ngành trên từng hệ thống ô tô là điều cần thiết đối với bộ phận phụ tùng ô tô.

6. Nhân viên bán xe ô tô

Các đại lý bán xe ô tô mới hoặc đã qua sử dụng sẽ thuê nhân viên bán hàng để giúp khách hàng lựa chọn và mua xe. Nhân viên bán xe ô tô cần có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, cũng như phải biết được đầy đủ các thủ tục về luật pháp và thuế… để có thể hoàn thành tất cả các thủ tục giấy tờ liên quan đến việc bán xe.

Nhiệm vụ thông thường của nhân viên bán xe ô tô bao gồm:

  • Tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng.
  • Chào hỏi khách hàng.
  • Chào đón khách hàng đến cửa hàng.
  • Giới thiệu bản thân.
  • Thuyết phục khách hàng mua xe.
  • Hướng dẫn, đi xe với khách hàng khi lái thử.
  • Giải quyết tất cả các thắc mắc cho khách hàng về phương tiện và mức tài chính.
  • Thực hiện các thủ tục giấy tờ cần thiết.
  • Theo dõi việc bán hàng hàng ngày.

7. Quản lý nhân viên bán hàng

Quản lý nhân viên bán hàng ô tô là một công việc một người có nhiều năm kinh nghiệm bán hàng, có khả năng tổ chức và quản lý các nhân viên bán hàng riêng lẻ.

Nhiệm vụ của một người quản lý bán hàng bao gồm:

  • Thiết lập và kiểm soát khối lượng công việc cho các nhân viên trong thời gian làm việc.
  • Tham khảo ý kiến, đồng thời đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đền bán hàng mà nhân viên đang gặp phải khi cần thiết.
  • Đào tạo nhân viên bán hàng mới.
  • Thực hiện các kế hoạch, các chương trình hoạt động xúc tiến bán hàng.
  • Luôn cập nhật giá cả, chiến lược để đại lý có thể thay đổi và phát triển với thị trường ô tô.
  • Báo cáo công việc cho tổng giám đốc hoặc trưởng đại lý.

IV. Những ngành nghề khác

4.1 Chuyên viên cài cắm

 

4.2 Chuyên viên “nghịch” chìa

 

4.3 Chuyên viên “Mò” hộp

 

4.4 Chuyên viên “chỉnh sửa”

 

V. Những ngành nghề liên quan

Ngoài những công việc chính trên, các bạn còn có thể tham khảo những công việc khác có liên quan đến ngành ô tô ngày nay như:

  • Nhân viên đào tạo tại các showroom ô tô.
  • Giảng viên dạy về chuyên ngành ô tô.
  • Nhân viên bán bảo hiểm ô tô.
  • Nhân viên bán công cụ và thiết bị sửa chữa ô tô.
  • Nhân viên Marketing trong lĩnh vực ô tô.
  • Nhân viên thiết kế, lắp đặt, chế tạo các chi tiết.
  • Nhân viên chăm sóc, độ xe, đồng sơn ô tô…

Với những thống kê trên để cho thấy, việc theo đuổi ngành nghề liên quan đến ô tô không bao giờ là lỗi thời. Thậm chí tại Việt Nam, thì đây đang là một thị trường màu mỡ để các bạn có thể kiếm được một công việc tốt với mức lương ổn định, hoặc thậm chí nếu các bạn có đầy đủ các kỹ năng thì có thể làm chủ và kiếm lợi nhuận trên các dịch vụ đã kể trên.

Chúc các bạn sinh viên ô tô đang chuẩn bị ra trường, các bạn sinh viên ô tô ra trường nhưng chưa xác định được công việc mình nên làm, hay các bậc cha mẹ phụ huynh – các em học sinh đang có ý định theo đuổi ngành ô tô có thể xác định tốt được hướng nghề nghiệp tiếp theo của mình với bài viết chi tiết này.

Nguyễn Triệu Phước Sang
Nguyễn Triệu Phước Sanghttps://nguyentrieuphuocsang.com
Xin chào các bạn, Mình là Sang, từng học và tốt nghiệp theo ngành lĩnh vực ô tô, và hiện tại trong blog này không có gì cao siêu để chia sẻ. Ntpsang.com là nơi mình ghi chép lại những gì đã trải nghiệm của mình

tôi trên mạng xã hội

0FansLike
0FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

Bài nổi bật cùng chủ đề

Hệ thống làm mát & chẩn đoán cơ bản

1. Giới thiệu về hệ thống làm mát Khi động cơ ô tô hoạt động sẽ sản sinh ra một lượng nhiệt vô cùng lớn,...

Bài viết cùng chủ đề